BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền, dễ xảy ra thành dịch. Bệnh xảy ra rải rác quanh năm nhưng gặp nhiều nhất vào mùa hè thu
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là một loại muỗi vằn, truyền bệnh cho người bệnh rồi đốt và truyền bệnh cho người lành.
Biểu hiện của sốt xuất huyết là sốt cao đột ngột liên tục trong vòng 3-5 ngày, đâu đầu, mệt mỏi. Người bệnh có thể có các triệu chứng xuất huyết như: chảy máu cam, chảy máu chân răng, chấm hoặc mảng xuất huyết dưới da, nặng hơn là nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.
Khi thấy có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, tại nhà có thể điều trị đơn giản bằng thuốc hạ sốt như thuốc nam và cho uống nhiều nước hoặc uống oreson. Tuyệt đối không cho uống các thuốc khi chưa có ý kiến của thầy thuốc. Nếu thấy có biểu hiện xuất huyết nặng hoặc sốt cao li bì thì phải đưa ngay tới bệnh viện.
Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là thường đậu trong nhà, nơi kín gió và đậu vào quần áo, vải có màu xanh, trăng, đỏ, nâu. Muỗi thường hoạt động vào ban ngày, mạnh nhất vào lucs8-9h sáng, 4-5h chiều. Muỗi thường đẻ trứng vào các dụng cụ chứa nước sạch như bể nước, chum, vại, phuy nước và các dụng cụ phế thải như ống bơ, mảnh bát, lốp ô
BỆNH VIÊM NÃO VIRUS
Viêm não virus là tình trạng viêm não, gây ra bởi bất kỳ một trong số các loại virus, gây ra tình trạng bệnh lý nặng nề đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Đường lây truyền
Đường xâm nhập của virus thay đổi tùy theo từng loại virus gây bệnh. Có nhiều virus có thể lây truyền từ người sang người.
Một người có thể bị nhiễm virus qua các phương thức lây truyền như :
- Ho hoặc hắt hơi từ một người nhiễm bệnh giải phóng virus trong không khí, sau đó người khác hít phải;
- Côn trùng bị nhiễm bệnh (như muỗi hoặc ve) và động vật, có thể truyền một số virus trực tiếp vào máu qua vết cắn của chúng;
- Ăn thực phẩm bị ô nhiễm;
- Suy giảm miễn dịch: Bệnh nhân suy giảm miễn dịch do bệnh hoặc do điều trị hoặc do ghép tạng có nguy cơ cao hơn.
- Vùng địa lý: Vùng nhiệt đới thường có nguy cơ viêm não cao hơn, nhất là viêm não do các arbovirus.
- Các hoạt động ngoài trời: Những người có hoạt động ngoài trời nhiều như làm vườn, chăn nuôi lợn, nghiên cứu chim, nghĩa là có nguy cơ tiếp xúc nhiều với muỗi sẽ dễ bị mắc bệnh hơn.
- Mùa trong năm: Các tháng nóng ấm mùa hè là mùa sinh sản của chim và muỗi do đó các bệnh viêm não do arbovirus tăng cao hơn. Vào mùa đông xuân, viêm não do virus ruột có thể gặp nhiều hơn.
Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh
Trong những trường hợp nặng hơn bệnh nhân có thể có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm:
- Sốt; Nhức đầu dữ dội;Buồn nôn và nôn mửa ,Cứng cổ, Lú lẫn;Mất định hướng; Thay đổi nhân cách; Co giật;Rối loạn nghe nói; Ảo giác; Mất trí nhớ; Đờ đẫn; Hôn mê…
- Bệnh viêm não virus là một tình trạng bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh nặng nề.
- Một số biến chứng có thể là vĩnh viễn, chẳng hạn như giảm trí nhớ, không có khả năng nói mạch lạc, thiếu sự phối hợp cơ, tê liệt hoặc thính hoặc khiếm khuyết thị lực, tử vong.
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương ở trẻ em và người lớn. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng mùa dịch thường bắt đầu vào các tháng mùa hè, đỉnh điểm dịch vào các tháng 5, 6, 7 khi mà thời tiết nắng nóng và mưa bất thường là điều kiện thuận lợi cho sự lây, truyền và nhiễm. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm để lại di chứng nặng nề và vĩnh viễn về thần kinh vận động gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.
NGUYÊN NHÂN VIÊM NÃO NHẬT BẢN
Nguyên nhân viêm não Nhật Bản là do một loại virus viêm não Nhật Bản (JEV) thuộc nhóm B gây ra. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản, các nhà khoa học Nhật Bản đã phân lập được virus này vào năm 1935, nên bệnh được đặt tên là viêm não Nhật Bản. Virus viêm não Nhật Bản lây truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex. Loại virus này thuộc họ flavivirus có liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da và nhiễm virus West Nile, lây lan qua đường muỗi đốt.
VIÊM NÃO NHẬT BẢN CÓ LÂY KHÔNG?
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể lây lan và nhanh chóng bùng phát thành dịch bệnh trong cộng đồng. Viêm não Nhật Bản là bệnh lây truyền qua muỗi Culex đốt. Nguồn gây bệnh chủ yếu từ các loài chim hoang dã và các loài gia súc – tiêu biểu chim và lợn là những ổ chứa nhiều virus JEV trong tự nhiên. Muỗi sẽ đốt lợn và chim hoang, mang máu chứa virus gây bệnh rồi truyền sang người.
III. ĐƯỜNG TRUYỀN BỆNH
Vi rút gây viêm não Nhật Bản được truyền sang người qua muỗi mang mầm bệnh đốt. Ổ chứa vi rút gây viêm não Nhật Bản có trong các loài chim hoang dã, lợn, ngựa…
Loài động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là gia súc như lợn, trâu bò, ngựa… và chim hoang dã. Muỗi sẽ bị nhiễm virus gây bệnh viêm não Nhật Bản sau khi hút máu từ các loài động vật bị bệnh, sau đó truyền sang người thông qua vết muỗi đốt. Vì vậy, viêm não Nhật Bản là một bệnh có ổ dịch thiên nhiên ở khắp nơi.
Do đó, viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc gần gũi với người bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.
Vi rút viêm não Nhật Bản tồn tại quanh năm nhưng lây truyền mạnh nhất sang người vào mùa hè do đây là thời điểm muỗi sinh sôi và phát triển mạnh.
Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với vi rút viêm não Nhật Bản đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi (chiếm hơn 90% số ca mắc).
VIÊM NÃO NHẬT BẢN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Hiện nay, bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm vì chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu. Khi trẻ có biểu hiện mắc viêm não Nhật Bản, lượng virus chủ yếu tập trung ở não và gây tổn thương các tế bào thần kinh. Do vậy, việc điều trị viêm não Nhật Bản rất khó khăn, với tỷ lệ tử vong và di chứng rất cao.
Viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề. Bệnh gây tử vong cao (25-35%) hoặc di chứng thần kinh nghiêm trọng vĩnh viễn như động kinh, giảm học lực, chậm phát triển trí tuệ, liệt…Các di chứng thần kinh kể trên thường chiếm hơn 50% người bị mắc bệnh, thường gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.
TRIỆU CHỨNG VIÊM NÃO NHẬT BẢN
Sốt cao, co giật, hôn mê là 3 triệu chứng viêm não Nhật Bản điển hình nhất của viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường chỉ xuất hiện từ ngày thứ 3 trở đi và đến lúc này thì đã muộn: “Có những trường hợp viêm não ác tính thì chỉ trong 24 giờ, bệnh nhân co giật hôn mê rồi ngừng thở, ngay cả thở máy lúc đấy cũng không còn hiệu quả, vì đã bị hoại tử não dẫn đến chết não”.
PHÒNG BỆNH
- Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất. Nhưng phải tiêm đúng và tiêm đủ để tạo ra miễn dịch cơ bản và bền vững cho cơ thể. Tiêm mũi 1 khi trẻ 12 tháng tuổi trở lên, mũi 2 sau đó 1 – 2 tuần, mũi 3 sau mũi 2 một năm. Sau đó, cứ 3 – 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua tuổi 15.
* MUỖI LÀ CON VẬT TRUNG GIAN TRUYỀN BỆNH NÊN ĐỂ ĐỀ PHÒNG CHÚNG TA CẦN:
1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên có muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ/ vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…
4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
5. Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở Y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Trên đây là một số kiến thức về việc phòng chống bệnh SỐT XUẤT HUYẾT- SỐT VIRÚT- VIÊM NÃO NHẬT BẢN Mong rằng các quý thầy cô, các bậc phụ huynh cùng các em học sinh sẽ có những kiến thức để nhận biết và phòng tránh, bảo vệ sức khỏe tốt hơn cho mình và những người xung quanh.